Liên hệ: 090 333 1985 - 0987 87 0217
Nhận gia sư tại nhà tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10,
Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh,
Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.
Một số phương pháp kế toán cơ bản
Trên cơ sở phương phát luận và những
đặc điểm cơ bản của đối tượng kế toán người ta đã xây dựng các phương pháp kế
toán, các phương pháp này thích hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là
tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự tuần hoàn của tài sản trong các giai đoạn
sản xuất kinh doanh.
1. Phương
pháp kế toán dồn tích
Phương pháp kế toán dồn tích dựa
trên cơ sở Dự thu – Dự chi.
Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế
toán chung ” mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến
tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ
kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực
tế chi tiền hoặc tương đương tiền”.
Ví dụ điển hình của phương pháp kế
toán dồn tích là phương pháp bán chịu. Doanh thu được ghi nhận vào sổ kế toán
khi phát hành hóa đơn, giao hàng thay vì vào thời điểm thu được tiền. Tương tự,
một khoản chi phí phát sinh và được ghi nhận khi hàng đã được đặt mua hoặc đã
chấm công cho công nhân thay vì thời điểm thanh toán tiền. Do đó, điểm yếu
chính của phương pháp kế toán dồn tích đó là công ty phải trả thu nhập trước
khi thực nhận được tiền từ doanh thu bán hàng và dịch vụ
2. Phương
pháp chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là phương pháp
thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế
Để phản ánh và có thể kiểm chứng được
các nghiệp vụ kinh tế, kế toán có một phương pháp là: mọi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin,
làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế.
Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên
tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán, được sử dụng để phản ánh
các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian,
địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán
Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ
tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế
pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh
doanh
3. Phương
pháp tính giá
Đây là phương pháp thông tin và kiểm
tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại tài sản
như: tài sản cố định, hàng hoá, vật tư, sản phẩm và lao vụ…
Phương pháp tính giá sử dụng thước
đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị của từng loại tài sản của đơn vị
thông qua việc mua vào, nhập góp vốn, được cấp, được tài trợ hoặc sản xuất ra
theo nguyên tắc nhất định
4. Phương
pháp đối ứng tài khoản
Đối ứng tài khoản là phương pháp
thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá
trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh vào trong mỗi nghiệp
vụ kinh tế phát sinh
5. Phương
pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Đây là phương pháp khái quát tình
hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch
toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và
cân đối như: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo
cáo lưu chuyển tiền tệ…
Muốn có những thông tin tổng hợp về
tình trạng tài chính của đơn vị thì phải lập bảng cân đối tài sản tức là sử dụng
phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán. Nhưng chỉ có thể tổng hợp và cân đối
các loại tài sản của doanh nghiệp trên cơ sở theo dõi chặt chẽ sự hình thành và
vận động biến đổi của các loại tài sản qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh.
Muốn tính giá và ghi chép vào các
tài khoản có liên quan một cách chính xác thì phải có những thông tin chính xác
về từng hoạt động kinh tế cụ thể của đơn vị tức là phải có những chứng từ hợp lệ
phản ánh nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có đầy đủ cơ sở pháp lý để
làm căn cứ ghi sổ kế toán. Nhưng nếu chỉ dựa vào chứng từ thì không thể phản
ánh hết sự biến đổi của tài sản. Trong thực tế có những hiện tượng không thống
nhất giữa hiện vật với chứng từ, sổ sách do điều kiện khách quan gây ra như: đường
dôi thừa do ẩm ướt, xăng dầu bị hao hụt do bốc hơi… Để khắc phục tình trạng
trên kế toán phải tiến hành kiểm kê để kiểm tra số lượng và tình hình cụ thể của
hiện vật, đối chiếu giữa sổ sách với thực tế trong từng thời điểm có khớp đúng
với nhau hay không. Nếu không khớp đúng thì lập biên bản và căn cứ vào biên bản
(cũng là chứng từ) mà điều chỉnh lại sổ sách kế toán cho khớp với thực tế. Bảo
đảm cho các số liệu của kế toán phản ánh chính xác và trung thực về các loại
tài sản của doanh nghiệp.
6. Phương
pháp kế toán dựa trên dòng tiền
Cash basis, từ nguyên gốc theo tiếng
Anh, nhiều khi được hiểu và dịch sai thành “Cơ sở tiền mặt”. Thực chất, cash
basis là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở Thực thu – Thực chi tiền. Phương
pháp kế toán dựa trên dòng tiền là phương pháp đơn giản nhất. Theo phương pháp
này thu nhập và chi phí được ghi nhận khi thực nhận tiền và thực chi tiền.